
Chi tiết tin
Ngày 18/01/2023, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND về việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Ngày 18/01/2023, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND về việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) về phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Việc ban hành kế hoạch nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành, học tập, tìm hiểu pháp luật về PCTN và đạo đức liêm chính; xây dựng lối sống "liêm chính, không muốn, không cần tham nhũng, tiêu cực" và tuân thủ pháp luật về PCTN trong cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và Nhân dân; đưa công tác tuyên truyền, PBGDPL về PCTN, tiêu cực phát triển ổn định, bền vững, đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả; góp phần tích cực cải thiện tình hình tham nhũng và công tác PCTN.
Yêu cầu việc tuyên truyền, PBGDPL PCTN, tiêu cực cần kết hợp tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về PCTN với giáo dục đạo đức liêm chính, trách nhiệm nêu gương của CBCCVC. Nội dung tập trung vào các điểm mới của Luật PCTN năm 2018, chú trọng các vấn đề có liên quan đến tham nhũng mà dư luận xã hội quan tâm; Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức tuyên truyền, PBGDPL, bảo đảm tính đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn, hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin, truyền thông trong công tác tuyên truyền, PBGDPL về PCTN, tiêu cực; công tác tuyên truyền phải có trọng tâm, trọng điểm; phù hợp với đối tượng, địa bàn, lĩnh vực; hướng mạnh về cơ sở; chú trọng đối tượng đặc thù; đáp ứng nhiệm vụ chính trị và nhu cầu xã hội để tạo đồng thuận trong thực hiện; đảm bảo tính khả thi, kế thừa và phát triển các kết quả, mô hình, kinh nghiệm tuyên truyền, PBGDPL về PCTN qua tổng kết Đề án "Tuyên truyền, PBGDPL về PCTN giai đoạn 2019 - 2021"; đồng bộ, thống nhất với các chương trình, hoạt động tuyên truyền, PBGDPL nói chung và tuyên truyền, PBGDPL về PCTN, tiêu cực nói riêng.
Theo Kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành, thị thực hiện các nội dung, hình thức tuyên truyền, PBGDPL sau:
Nội dung tuyên truyền, PBGDPL về PCTN, tiêu cực gồm: Thực trạng, nguyên nhân, điều kiện tham nhũng và giải pháp PCTN; ý nghĩa, tầm quan trọng của PCTN, tiêu cực và xây dựng đạo đức liêm chính; tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức liêm chính và PCTN; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về PCTN, tiêu cực; Luật PCTN năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trọng tâm là các quy định mới về hành vi tham nhũng, tiêu cực; PCTN trong khu vực ngoài nhà nước; trách nhiệm của chính quyền các cấp, của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong công tác PCTN, tiêu cực; các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; xử lý tham nhũng và hành vi vi phạm pháp luật về PCTN; tình hình, kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về PCTN; quyền, nghĩa vụ của CBCCVC, người lao động và công dân trong PCTN; mô hình, kinh nghiệm, gương tiêu biểu về PCTN và đạo đức liêm chính; Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, tiêu cực; các sự kiện, vấn đề chính trị - pháp lý - kinh tế - văn hóa - xã hội có chủ đề, nội dung về PCTN và đạo đức liêm chính.
Chú trọng đổi mới tính đa dạng, linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn, hiệu quả; ứng dụng công nghệ hiện đại, nhất là công nghệ thông tin, tuyên truyền thông qua báo, đài, hội thi, hội thảo chuyên đề,... với nội dung ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, sát thực tiễn để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện. Tiếp tục tổ chức tọa đàm, hội nghị, hội thảo chuyên đề về pháp luật PCTN gắn với pháp luật về tố cáo cho tất cả CBCCVC trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và thông qua bộ phận nòng cốt nhân rộng ra Nhân dân, tập trung vào các nội dung, như: Trách nhiệm của chính quyền các cấp, của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác PCTN; trách nhiệm giải trình của cơ quan, tổ chức, đơn vị về quyết định, hành vi của mình trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao; quyền và nghĩa vụ của công dân trong công tác PCTN, trong việc yêu cầu giải trình, trình tự, thủ tục yêu cầu giải trình; giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác phát hiện hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp theo tinh thần Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Gắn nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật với nhận diện hành vi có dấu hiệu tham nhũng để có giải pháp ngăn ngừa thiết thực, hiệu quả sát với yêu cầu, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị; phát hiện hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp theo tinh thần Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời, tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào chương trình giảng dạy hàng năm tại các cơ sở giáo dục đào tạo từ trung học phổ thông trở lên; tổ chức cập nhật kiến thức cho giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy ở các cơ sở giáo dục và đào tạo để kết hợp chặt chẽ giữa nội dung giảng dạy theo quy định với thực tiễn công tác PCTN tại địa phương.
Lê Trang
Báo cáo thống kê
Hình ảnh





Liên kết web
Thống Kê Truy Cập
  Đang truy cập : 12
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 31007