
Chi tiết tin
Sáng ngày 06/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành Thanh tra. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã đến dự. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang có ông Hồ Hữu Nghị, Chánh Thanh tra tỉnh.
Sáng ngày 06/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của ngành Thanh tra. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã đến dự. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang có ông Hồ Hữu Nghị, Chánh Thanh tra tỉnh.
![]() Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang. |
Năm 2022, Thanh tra Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, các Bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả công tác; bảo đảm chủ động, linh hoạt, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả theo đúng định hướng, chương trình, kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và đã nỗ lực phấn đấu, triển khai, hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trong năm, toàn ngành Thanh tra đã triển khai hơn 8.500 cuộc thanh tra hành chính và hơn 222.600 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra đã kiến nghị chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế gần 86.000 tỷ đồng và 8.777 ha đất; đồng thời, tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện trên 8.300 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, trong đó có gần 6.100 kết luận thanh tra đã hoàn thành 100% các nội dung phải thực hiện.
Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt; chú trọng công tác tiếp công dân thường xuyên và định kỳ, nhất là việc tiếp công dân, đối thoại của thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước các cấp; kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài và các vụ việc công dân khiếu kiện lên các cơ quan Trung ương. Trong năm, các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp đã tiếp gần 382.500 người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và thu hồi cho Nhà nước 8,5 tỷ đồng, 8,3 ha đất; trả lại cho tổ chức, cá nhân gần 43 tỷ đồng, 17,0 ha đất; khôi phục, đảm bảo quyền lợi cho 22 tổ chức, 559 cá nhân; kiến nghị xử lý hành chính 516 người; chuyên cơ quan điều tra tiếp tục xử lý 32 vụ, 31 đối tượng.
Về công tác phòng, chống tham nhũng được triển khai quyết liệt, gắn với việc thực hiện những nhiệm vụ mới theo Luật Phòng, chống tham nhũng và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Theo đó, tiến hành kiểm tra tại gần 16.400 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, phát hiện 155 đơn vị vi phạm…
Tại hội nghị, đại diện các Bộ, ngành, địa phương đã tham luận và chia sẻ những kinh nghiệm hay trong công tác thanh tra tại ngành, địa phương và đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác thanh tra trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ghi nhận, biểu dương thành tích và đánh giá cao kết quả đã đạt được của toàn ngành Thanh tra đã góp phần vào kết quả chung cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2022. Đồng thời, Phó Thủ tướng Chính phủ cơ bản thống nhất với báo cáo, các kiến nghị của đại biểu tại hội nghị và phương hướng, nhiệm vụ của ngành Thanh tra năm 2023.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành, Thanh tra địa phương cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ tích cực và toàn diện hơn, nỗ lực quyết tâm, tập trung trí tuệ để đưa các giải pháp, chủ động trong thực thi. Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tập trung triển khai kịp thời, có hiệu quả Luật Thanh tra (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/7/2023, trong đó khẩn trương trình Chính phủ ban hành các nghị định, quy định hướng dẫn chi tiết Luật Thanh tra (sửa đổi) trong tháng 5/2023 và đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả cùng thời điểm Luật có hiệu lực. Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp để xây dựng, triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý, cả trước mắt và lâu dài, nhất là các nhiệm vụ triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2021 - 2026 và năm 2023. Triển khai kế hoạch thanh tra năm 2023 theo hướng trọng tâm, hiệu quả, tập trung thanh tra đối với những ngành, lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, có nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo. Triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch của Thanh tra Chính phủ về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương và địa phương, không để phát sinh "điểm nóng"; tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; các kết luận, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trong đó quan tâm triển khai có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; trọng tâm là công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; kiểm soát xung đột lợi ích; kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Đồng thời, tiến hành sơ kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn tiếp theo.
Dịp này, Tổng Thanh tra Chính phủ tặng Cờ thi đua cho các tập thể hoàn thành toàn diện, xuất sắc nhiệm vụ công tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước ngành Thanh tra năm 2022.
Phương Thanh
Báo cáo thống kê
Hình ảnh





Liên kết web
Thống Kê Truy Cập
  Đang truy cập : 12
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 31007