Truy cập nội dung luôn

Chi tiết tin

Cải cách hành chính là một nguồn lực, động lực phát triển
20/09/2022

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp. Cùng tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương và một số doanh nghiệp.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề về đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp. Cùng tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương và một số doanh nghiệp.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang.

Tham dự tại điểm cầu tỉnh Tiền Giang có ông Nguyễn Thành Diệu, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định cải cách hành chính (CCHC) là một trong những thành tố cấu thành quan trọng của đột phá thể chế phát triển, trong đó tập trung cải cách TTHC, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh; chú trọng tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số. Quan điểm là lấy người dân, doanh nghiệp vừa là trung tâm, là chủ thể, là mục tiêu và là động lực của cải cách hành chính. CCHC luôn được Đảng, Nhà nước xác định là khâu quan trọng nhằm xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả, vì Nhân dân phục vụ, vì sự phát triển của đất nước. Để thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng này rất cần sự đổi mới về nhận thức, tư duy lẫn hành động của người dân, doanh nghiệp, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. "CCHC là một nguồn lực, động lực phát triển" - Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại hội nghị, từ năm 2021 đến nay, có 1.758 quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa tại 125 văn bản quy phạm pháp luật, hơn 1.100 quy định kinh doanh đã được phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa. Việc phân cấp trong giải quyết TTHC được quan tâm chỉ đạo, từng bước đẩy mạnh theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát Nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực. Có 699 TTHC đã được phê duyệt phương án phân cấp giải quyết, chiếm 13,47% TTHC. Việc rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính Nhà nước được tích cực triển khai. Việc đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo hướng số hóa, không phụ thuộc vào địa giới hành chính được chú trọng, bước đầu có kết quả. Cả nước hiện có 11.699 bộ phận một cửa các cấp (57 Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh). 53/63 địa phương đã hợp nhất Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng. Cụ thể, đã cung cấp 3.805 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; hơn 2,8 triệu tài khoản đăng ký (tăng 2,8 lần so với cùng kỳ 2021); hơn 4,78 triệu hồ sơ trực tuyến được thực hiện (tăng 03 lần so với cùng kỳ); hơn 129,6 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái (tăng 02 lần so với cùng kỳ); hơn 2,6 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến với hơn 2,78 nghìn tỷ đồng (tăng 16 lần so với cùng kỳ 2021).

Về hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành, hoạt động xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng được đẩy mạnh, đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng với tỷ lệ cao; hơn 14,2 triệu văn bản điện tử được gửi, nhận giữa các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp; gần 1.300 phiếu điện tử lấy ý kiến thành viên Chính phủ thực hiện trên Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Chính phủ.

Riêng tỉnh Tiền Giang, tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI cũng đã xác định công tác CCHC là một trong 03 khâu đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, Tỉnh ủy cũng đã có Nghị quyết số 09-NQ/TU về đẩy mạnh CCHC, nâng cao các chỉ số CCHC của tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025. Kết quả về cải cách TTHC, số hồ sơ TTHC được giải quyết đúng hạn và trước hạn là gần 520.00 hồ sơ, đạt 94,09%. Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 có 339/1855 thủ tục, đạt 18,27%; mức độ 4 có 1.367/1855 thủ tục, đạt 73,69%. Đến nay, toàn tỉnh thu nhận được 85.150 tài khoản định danh điện tử và có 78 cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tra cứu thông tin Bảo hiểm y tế bằng Căn cước công dân.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục để sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho việc phục hồi, phát triển đất nước trong bối cảnh hiện nay. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung đánh giá kết quả, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm các nhiệm vụ được triển khai nhằm thúc đẩy cải cách TTHC và hiện đại hóa phương thức chỉ đạo, điều hành phục vụ người dân, doanh nghiệp thời gian qua; đề ra định hướng, giải pháp và nhiệm vụ cụ thể từ nay đến cuối năm và những năm tiếp theo, bảo đảm thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế nhằm triển khai có hiệu quả, thực chất công tác. Trong đó, tập trung nội dung chuyển đổi số trong CCHC, tiến tới xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số.

Phương Thanh

Báo cáo thống kê Báo cáo thống kê

Báo cáo kinh tế - xã hội

Số liệu thống kê

Hình ảnh Hình ảnh

Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1

Liên kết web Liên kết web

Thống Kê Truy Cập Thống Kê Truy Cập

  Đang truy cập : 12
  Hôm nay: 1
  Tổng lượt truy cập: 31007